Cá chép cụ là một trong loài cá khó câu đòi hỏi bạn cần phải có kinh nghiệm và những hiểu biết về cá chép cụ, sau đây Linh Dương Fishing sẽ chia sẻ cho bạn bí kíp câu cá chép “CỤ” được lưu giữ từ 30 năm nay.
Để câu được cá chép cụ điều đầu tiên bạn cần phải quan tâm đó là tập tính của cá chép cụ, chúng ăn mồi như nào, thích loại mồi gì, và sợ những điều gì. Như vậy thì bạn mới có được những giải pháp hay để câu được cá chép cụ.
1. Cá chép cụ sẽ không ăn mồi trong các môi trường sau:
- Các vùng nước bị ô nhiễm, có nhiều vi khuẩn và các loại rác bẩn đặc biệt là các vùng nước có nhiều mùi hôi và có các loại tạp chất gây độc như thuốc sâu thì cá chép cụ sẽ không ăn mồi tại đây.
- Nước có màu đục, bẩn, hay màu đỏ của phù sa cũng khiến cho cá chép cụ khó nhìn thấy mồi thì cũng khiến cho cá chép cụ không sinh sống hay kiếm ăn ở đó.
- Nước quá trong, bạn đứng trên bờ cũng có thể nhìn xuống tận đáy thì cũng làm cho cá chép cụ sợ và cảnh giác.
- Trong hồ hay tại những nơi có nhiều cá dọn bể, cá ngạch thì sẽ không có cá chép cụ, cá chép cụ kị những loại này.
- Tại những nơi có gió to, sóng to, gió tây nam hoặc gió tây thổi mạnh thì cá chép cụ sẽ ẩn mình và không ăn mồi, lúc im sóng và gió thì cá chép cụ sẽ chỉ ăn mồi nhẹ và rất rụt rè, gió nhẹ sẽ làm cho các chép cụ ăn mồi và hoạt động mạnh.
- Gió quá to, sóng quá lớn, gió tây nam hoặc gió Tây thổi mạnh, chép ẩn ko ăn nữa, lúc im sóng, gió, hay chỉ gió nhè nhẹ, chép sẽ hoạt động mạnh, kéo phao dứt khoát.
>>>Bạn đã biết Cách làm mồi câu Chẽm (Vược) đơn giản, cam kết hiệu quả 100%
Linh Dương Fishing hướng dẫn cách câu cá chép cụ
2. Đặc tính ăn mồi của cá chép cụ:
- Cá chép chỉ ăn mồi ở mực nước từ 2 – 3,5m sâu quá thì cá chép cụ cũng không ăn hoặc nông quá thì cá chép không ăn mồi do vậy bạn cần chú ý điều này để chỉnh phao cho hợp lý.
- Cá chép cụ thường ăn mồi cách bờ từ 8 – 25m không như những loài cá khác thích ăn nông và gần bờ, đặc biệt là những nơi có gậc sâu giống như kiểu cầu thang sẽ có rất nhiều cá chép cụ.
- Cá chép cụ hoạt động về đêm, sáng sớm thì lạnh cá chép cụ sẽ không đi ăn, buổi trưa thì chúng sẽ rúc vào các hang đá, hay các hốc, cành cây để nghỉ ngơi và tiêu hóa thức ăn.
- Cá chép cụ rất rụt rè do vậy khi đi câu bạn cần phải yên tĩnh, tránh nói chuyện, cười đùa hay có nhưng âm thanh lạ như tiếng nhạc, tiếng chuông điện thoại thì cá chép cụ sẽ giật mình và rất cảnh giác với tiếng lạ do vậy bạn cần phải yên tĩnh tạo không gian tự nhiên nhất.
Cá chép cụ rất khó câu đòi hỏi kinh nghiệm cao
3. Lưu ý đặc biệt cần phải biết khi đi câu cá chép cụ:
Cá chép cụ là loại cá ưa sạch, không ở những nơi bẩn và ô nhiễm, những nơi có màu nước xanh sâm sẫm như màu tảo thì đây là dấu hiệu để nhận biết có cá chép cụ, và những nơi có có sủi tăm nhỏ lên nhiều là nơi gần ổ của chúng, bạn nên thả cần để câu gần chỗ đó, sau 2-3 giờ ngồi câu, chép cụ cũng sẽ ăn vào lúc này, hoặc trước ngày bão to, mưa lớn đổ bộ về 1 hôm chúng cũng sẽ ăn mồi manh để dự trữ thức ăn tránh bão, sau khi bão tan 5-10 tiếng chúng cũng ăn mạnh, vì chúng núp tránh bão ko ăn nên rất đói, luc này thực là dễ bắt, vì chúng ham mồi và mất cảnh giác hơn thường ngày, Chép sau khi đẻ trứng 3-5 ngày cũng dễ câu vì chúng đói, mệt, nên cần bổ sung các vitamin..
>>>Xem tiếp ngay [2019] Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật câu cá chép nơi vùng nước chảy
Trên đây là những thông tin sẽ giúp bạn câu được cá chép cụ một cách dễ dàng, hãy nắm bát rõ từng chi tiết để tận dụng tối da, Linh Dương Fishing chuyên cung cấp các loại đồ câu và phụ kiện cho mọi loại cá, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí hoặc ghé qua cửa hàng chúng tôi để xem trực tiếp hàng.